KẾT NỐI BẠN BÈ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KẾT NỐI BẠN BÈ

KẾT NỐI BẠN BÈ
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Video nói "Anh yêu Em" bằng nhiều thứ tiếng khác nhau
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeTue May 24, 2011 12:39 pm by Admin

» Nói câu "ANH YÊU EM" bằng nhiều thứ tiếng
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeTue May 24, 2011 12:20 pm by Admin

» Xem truyện tranh
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeMon May 16, 2011 8:08 pm by Admin

» Sơ đồ tình yêu
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeSat May 14, 2011 1:13 pm by Admin

» Khái niêm và định nghĩa văn hóa
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeSat May 14, 2011 11:48 am by Admin

» Tìm hiểu về luật pháp
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeSat May 14, 2011 12:00 am by Admin

» Khái niệm sức khỏe
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeFri May 13, 2011 11:41 pm by Admin

» Đinh nghĩa kinh tế
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeFri May 13, 2011 2:28 pm by Admin

» ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeFri May 13, 2011 1:47 pm by Admin

_.-:.Khám phá vương quốc giấy.:-._


 

 ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 14
Join date : 10/05/2011
Age : 40
Đến từ : Tây Ninh

ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC   ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC Icon_minitimeFri May 13, 2011 1:47 pm

Câu hỏi "Giáo dục là gì?" luôn là vấn đề đầu tiên được nêu ra trong các giáo trình về giáo dục.

Truyền đạt hay Dẫn dắt?

Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày "Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” [3, 9].

Định nghĩa trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không thấy nói đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.

John Dewey cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy dỗ. Theo J. Dewey, cá nhân con người không bao giờ vượt qua được qui luật của sự chết, và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy [4, 17 – 26].

Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo dục vẫn chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn. Còn con người thì sao?
Dù rằng so với hơn 6.8 tỉ người trên thế giới, thì sự xuất hiện hay biến mất của một cá thể người dường như chằng là vấn đề gì đáng quan tâm, nhưng mỗi cá nhân vẫn là độc nhất vô nhị và họ vẫn là một giá trị không thể thay thế, vẫn có quyền và cần được hạnh phúc.

Từ “giáo dục” trong tiếng Anh là "education". Đây là một từ gốc Latin ghép bởi hai từ: "Ex" và "Ducere" _ "Ex-Ducere". Có nghĩa là dẫn ("Ducere") con người vượt ra khỏi ("Ex") hiện tại của họ mà vươn tới những gì thiện hảo, tốt lành hơn, hạnh phúc hơn.

Cách định nghĩa thứ ba có tính nhân bản cao hơn. Trong định nghĩa thứ ba này, sự hoàn thiện của mỗi cá nhân mới là mục tiêu sâu xa của giáo dục, người giáo dục (thế hệ trước) có nghĩa vụ phải dẫn hướng, phải chuyển lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau triển nở hơn, hạnh phúc hơn.

Thế nào là hiện tượng xã hội?

Huấn luyện những kỹ năng sống không phải là đặc quyền riêng của con người. Rất nhiều loài động vật cũng huấn luyện để truyền lại các kỹ năng sống cho thế hệ sau. Tuy nhiên, đó chỉ là những “huấn luyện” mang tính bản năng.

Với con người thì khác, việc dẫn dắt người khác vượt ra khỏi cái hiện tại để vươn tới cái tương lai là việc làm có tính mục đích rõ ràng. Việc này cũng được hoạch định và thực hiện một cách có tổ chức với sự tham gia của cả cộng đồng theo những phân công lao động chặt chẽ (nhiều khi được chuyên môn hóa). Hơn nữa, trong quá trình thực hiện những hoạt động như hoạt động giáo dục, con người luôn có kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh sao cho kế hoạch đặt ra đạt được kết quả tốt nhất.

Như thế, rõ ràng hiện tượng xã hội là hiện tượng xảy ra không phải ngẫu nhiên, nhưng có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có kiểm tra đánh giá và được sự tham gia của cả cộng đồng. Giáo dục là một hiện tượng như thế.
Về Đầu Trang Go down
https://youandi.forumvi.com
 
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» “Định nghĩa” tình yêu
» Đinh nghĩa kinh tế
» Khái niêm và định nghĩa văn hóa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KẾT NỐI BẠN BÈ :: DIỄN ĐÀN :: Giáo dục-
Chuyển đến