KẾT NỐI BẠN BÈ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KẾT NỐI BẠN BÈ

KẾT NỐI BẠN BÈ
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Video nói "Anh yêu Em" bằng nhiều thứ tiếng khác nhau
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeTue May 24, 2011 12:39 pm by Admin

» Nói câu "ANH YÊU EM" bằng nhiều thứ tiếng
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeTue May 24, 2011 12:20 pm by Admin

» Xem truyện tranh
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeMon May 16, 2011 8:08 pm by Admin

» Sơ đồ tình yêu
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeSat May 14, 2011 1:13 pm by Admin

» Khái niêm và định nghĩa văn hóa
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeSat May 14, 2011 11:48 am by Admin

» Tìm hiểu về luật pháp
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeSat May 14, 2011 12:00 am by Admin

» Khái niệm sức khỏe
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeFri May 13, 2011 11:41 pm by Admin

» Đinh nghĩa kinh tế
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeFri May 13, 2011 2:28 pm by Admin

» ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC
Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeFri May 13, 2011 1:47 pm by Admin

_.-:.Khám phá vương quốc giấy.:-._


 

 Đinh nghĩa kinh tế

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 14
Join date : 10/05/2011
Age : 40
Đến từ : Tây Ninh

Đinh nghĩa kinh tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Đinh nghĩa kinh tế   Đinh nghĩa kinh tế Icon_minitimeFri May 13, 2011 2:28 pm

KINH TẾ

Kinh tế là
tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.

Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" (?) là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng.

Nghĩa hẹp của từ này chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" như trọng câu: Gia đình tôi chuyển đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Thí dụ câu: Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 8,2% năm 2006.
Khái niệm kinh tế đề cập đế các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.

Kinh tế học

(trong các ngôn ngữ Tây phương có nguồn gốc từ chữ oikonomostrong tiếng Hy Lạp, tức "quản lí gia đình") là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa.

Kinh tế học có hai nhánh chính: kinh tế học vi mô, nghiên cứu các hoạt động kinh tế riêng lẻ (hộ gia đình, cơ sở thương mại), và kinh tế học vĩ mô, nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong một thể thống nhất (cung cầu, hàng hóa, tiền tệ, vốn). Mục đích chung của khoa học kinh tế là tìm ra qui luật khách quan chung chi phối quá trình hoạt động kinh tế của xã hội.

Định nghĩa kinh tế học

Kinh tế học, nói nôm na, là một môn khoa học xã hội chủ yếu nghiên cứu hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân bằng các cách sử dụng các nguồn tài nguyên. Trên thực tế tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được chính thức thừa nhận rộng rãi. Barbara Wootton từng viết "Nếu như sáu nhà kinh tế gặp nhau sẽ có bảy quan điểm". Paul Samuelson, trong lễ trao giải thưởng Nobel kinh tế vinh danh ông năm 1970 đã được hỏi thế nào là kinh tế học. Ông trả lời: kinh tế học với ông là "khoa học của sự lựa chọn" - the science of choice.
Sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, mua quà tặng hay đi du lịch... mỗi hành động của con người hiện đại đều ngầm chứa một hành vi kinh tế, vậy nên thật khó có thể đưa ra một định nghĩa kinh tế học vừa đơn giản mà lại vừa bao quát về vấn đề.

Cách tiếp cận cơ bản nhất về kinh tế học là cách tiếp cận về sự khan hiếm tài nguyên. Bởi vì các tài nguyên mà con người có thể sử dụng được là hữu hạn, cho nên con người buộc phải lựa chọn sử dụng chúng thế nào để đạt lợi ích lớn nhất. Kinh tế học theo cách tiếp cận này là một khoa học về sự phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm. Quá trình phân phối trước hết đối mặt với vấn đề con người: "Ai được sử dụng gì?", sau đó là vấn đề thời gian: "Sử dụng trong hiện tại hay trong tương lai?" Trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường là nơi có thể đưa ra một cách tối ưu nhất quyết định ai, tài nguyên nào và khi nào sử dụng; trong khi trường phái kinh tế tập trung cho rằng nhà nước hoàn toàn có thể quyết định thay thị trường phân phối tài nguyên thông qua các công cụ quan sát và kế hoạch hóa. Kể từ John Maynard Keynes, kinh tế học hiện đại được dung hòa giữa vai trò của thị trường và sự can thiệp của nhà nước.
Định nghĩa sự giàu có

Đinh nghĩa "kinh tế" vào thời mới khai sinh của môn khoa học này rất đơn giản: nghiên cứu về sự giàu có. Adam Smith, cha đẻ của môn kinh tế, định nghĩa từ "kinh tế" trong cuốn sách nổi tiếng Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) của ông là: Khoa học học gắn liền với những qui luât về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động và tài nguyên sẵn có.
Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh tế là người ta cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của mình (tiền, sức khoẻ, tài năng bẩm sinh, và nhiều tài nguyên khác) để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhân loại. Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Hoạt động Kinh tế là bất kỳ hoạt động nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình để tạo ra những sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ), đem trao đổi và thu được một giá trị lớn hơn cái mà mình đã bỏ ra.

Sự giàu có bắt đầu từ việc con người lao động để thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của bản thân minh. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ thỏa mãn được nhiều hơn nhu cầu của mình đối với các hàng hóa và dịch vụ khi tạo ra nhiều giá trị hơn. Vì vậy sự giàu có chính là việc có khả năng thanh toán nhiều hơn các hàng hóa và dịch vụ.

Tư liệu : Trang chuyên ngành kinh tế học
Về Đầu Trang Go down
https://youandi.forumvi.com
 
Đinh nghĩa kinh tế
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» “Định nghĩa” tình yêu
» ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁO DỤC
» Khái niêm và định nghĩa văn hóa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KẾT NỐI BẠN BÈ :: DIỄN ĐÀN :: Kinh tế-
Chuyển đến